Việc phát triển công thức màu sắc là một phần của quy trình sản xuất mẫu xe mới và việc lựa chọn màu sắc cho xe thường mang tính chủ quan. Màu sắc được xác định bởi nhận thức của nhà thiết kế và phải được kiểm duyệt 7 năm trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Thông thường các công ty sẽ phải mất 2 năm để phát triển hoàn chỉnh công thức màu từ ý tưởng ban đầu. Quá trình này thường sử dụng nhiều mẫu vật lý từ các nhà sản xuất linh kiện nội thất khác nhau. Theo BMW, trung bình 5 quy trình chỉnh phải được thực hiện, mỗi quy trình mất vài tuần, trước khi có thể tạo ra các công thức cuối cùng. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian và chi phí với việc phải giao tiếp một cách chủ quan giữa bộ phận thiết kế và các nhà sản xuất linh kiện, do đó khả năng xảy ra sai sót là rất lớn.
Giải pháp phù hợp cho vấn đề này là “Quản lý màu sắc kỹ thuật số”. Trong một dự án kéo dài nhiều năm, Tập đoàn BMW ở Munich và Datacolor AG Europe ở Thụy Sĩ đã chứng minh được rằng, bằng cách sử dụng quy trình quản lý màu sắc kỹ thuật số, thời gian phát triển của các mẫu có thể rút ngắn 50%, khả năng đồng bộ hoá màu sắc của các bề bộ phận trên xe được cải thiện và chi phí sản xuất giảm đi đáng kể.
Trước thời điểm đó, quá trình phát triển màu sắc tại BMW vẫn dựa trên các mẫu vật lý. Với sự phát triển quy trình màu sắc kỹ thuật số, việc phối hợp màu sắc được thực hiện hầu như trên màn hình của nhà sản xuất. Để mô phỏng hiệu ứng kết hợp của màu sắc và bề mặt, các cấu trúc tương ứng được hiện lên màn hình để hiển thị kết quả thực tế. Thông tin về màu sắc được trao đổi giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp qua email dưới dạng đường cong phản xạ kỹ thuật số. Chỉ khi kết thúc quá trình phối hợp màu sắc kỹ thuật số thì những mẫu vật lý đầu tiên mới thực sự được sản xuất.
Tạo mẫu kỹ thuật số là tên của giải pháp hiện đại này. Các mẫu màu kỹ thuật số sẽ trở thành cơ sở cho một hình thức trao đổi thông tin mới, nhanh chóng và tiết kiệm trong quá trình phát triển công thức màu.
Yêu cầu chính khi sử dụng công nghệ này là hiệu chuẩn chính xác màn hình, như được thực hiện trong hệ thống giao tiếp màu Datacolor ENVISION và phần mềm kiểm soát chất lượng màu Datacolor Tools. Điều này cho phép trực quan hoá màu sắc trên màn hình máy tính với sự trợ giúp của dữ liệu kỹ thuật số. Thuật toán hiệu chuẩn do Datacolor phát triển không giống với cấu hình ICC được sử dụng rộng rãi. Chất lượng của quy trình hiệu chuẩn này đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Walter Franz, Giám đốc Bán hàng Toàn cầu của Datacolor giải thích: “Tái tạo màu sắc trên các màn hình hiệu chỉnh tạo ra một môi trường đồng nhất hơn để đánh giá màu sắc so với việc dùng các mẫu trực quan. “Bằng cách triển khai công nghệ ENVISION vào phần mềm kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn TOOLS 2.0 của chúng tôi, mỗi đối tác trong chuỗi cung ứng giờ đây có thể đánh giá các mẫu màu kỹ thuật số trên PC của họ trong điều kiện chính xác như nhau. Tất nhiên cũng có thể mô phỏng màu sắc của các mẫu dưới các nguồn sáng khác nhau.”
Tại sao giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa lại quan trọng? Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các thách thức trong việc đưa sản phẩm phù hợp đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, Nhựa và …
Máy đo màu và máy quang phổ là hai loại dụng cụ đo màu được sử dụng để thu nhận, phân tích và so sánh màu sắc. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào mà độ chính xác của màu sắc được đánh giá là quan trọng nhất, bạn sẽ thấy rằng đo màu là một phần thiết …
BMW giảm thiểu 50% thời gian phát triển mẫu nhờ công nghệ Datacolor
Việc phát triển công thức màu sắc là một phần của quy trình sản xuất mẫu xe mới và việc lựa chọn màu sắc cho xe thường mang tính chủ quan. Màu sắc được xác định bởi nhận thức của nhà thiết kế và phải được kiểm duyệt 7 năm trước khi bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Thông thường các công ty sẽ phải mất 2 năm để phát triển hoàn chỉnh công thức màu từ ý tưởng ban đầu. Quá trình này thường sử dụng nhiều mẫu vật lý từ các nhà sản xuất linh kiện nội thất khác nhau. Theo BMW, trung bình 5 quy trình chỉnh phải được thực hiện, mỗi quy trình mất vài tuần, trước khi có thể tạo ra các công thức cuối cùng. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian và chi phí với việc phải giao tiếp một cách chủ quan giữa bộ phận thiết kế và các nhà sản xuất linh kiện, do đó khả năng xảy ra sai sót là rất lớn.
Giải pháp phù hợp cho vấn đề này là “Quản lý màu sắc kỹ thuật số”. Trong một dự án kéo dài nhiều năm, Tập đoàn BMW ở Munich và Datacolor AG Europe ở Thụy Sĩ đã chứng minh được rằng, bằng cách sử dụng quy trình quản lý màu sắc kỹ thuật số, thời gian phát triển của các mẫu có thể rút ngắn 50%, khả năng đồng bộ hoá màu sắc của các bề bộ phận trên xe được cải thiện và chi phí sản xuất giảm đi đáng kể.
Trước thời điểm đó, quá trình phát triển màu sắc tại BMW vẫn dựa trên các mẫu vật lý. Với sự phát triển quy trình màu sắc kỹ thuật số, việc phối hợp màu sắc được thực hiện hầu như trên màn hình của nhà sản xuất. Để mô phỏng hiệu ứng kết hợp của màu sắc và bề mặt, các cấu trúc tương ứng được hiện lên màn hình để hiển thị kết quả thực tế. Thông tin về màu sắc được trao đổi giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp qua email dưới dạng đường cong phản xạ kỹ thuật số. Chỉ khi kết thúc quá trình phối hợp màu sắc kỹ thuật số thì những mẫu vật lý đầu tiên mới thực sự được sản xuất.
Tạo mẫu kỹ thuật số là tên của giải pháp hiện đại này. Các mẫu màu kỹ thuật số sẽ trở thành cơ sở cho một hình thức trao đổi thông tin mới, nhanh chóng và tiết kiệm trong quá trình phát triển công thức màu.
Walter Franz, Giám đốc Bán hàng Toàn cầu của Datacolor giải thích: “Tái tạo màu sắc trên các màn hình hiệu chỉnh tạo ra một môi trường đồng nhất hơn để đánh giá màu sắc so với việc dùng các mẫu trực quan. “Bằng cách triển khai công nghệ ENVISION vào phần mềm kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn TOOLS 2.0 của chúng tôi, mỗi đối tác trong chuỗi cung ứng giờ đây có thể đánh giá các mẫu màu kỹ thuật số trên PC của họ trong điều kiện chính xác như nhau. Tất nhiên cũng có thể mô phỏng màu sắc của các mẫu dưới các nguồn sáng khác nhau.”
Related Posts
Cách để bắt đầu giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa
Tại sao giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa lại quan trọng? Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các thách thức trong việc đưa sản phẩm phù hợp đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, Nhựa và …
Sự khác biệt giữa Máy so màu và Máy đo màu quang phổ là gì?
Máy đo màu và máy quang phổ là hai loại dụng cụ đo màu được sử dụng để thu nhận, phân tích và so sánh màu sắc. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào mà độ chính xác của màu sắc được đánh giá là quan trọng nhất, bạn sẽ thấy rằng đo màu là một phần thiết …