Dung sai hệ thống (IIA) là từ dùng để chỉ khả năng trả kết quả đo màu gần giống nhau của hai hoặc nhiều thiết bị đo màu (máy quang phổ) có cùng model. IIA của một dòng máy càng nhỏ thì kết quả của các máy sẽ càng gần nhau. Mặc dù IIA không quá quan trọng nếu công ty bạn chỉ vận hành một máy đo màu quang phổ tại một địa điểm, thế nhưng, bạn vẫn cần lưu tâm đến dung sai hệ thống để giao tiếp màu sắc trong chuỗi cung ứng. IIA càng gần (hoặc nhỏ), thì khả năng đạt được sự nhất quán về màu sắc sản phẩm và chất liệu càng cao.
Dung sai hệ thống là yêu cầu đầu tiên trong việc tạo ra sự nhất quán trong màu sắc. Thế nhưng, đây không phải là bước duy nhất. Việc đảm bảo các điều kiện và quy trình phù hợp trong lúc đo màu cũng rất quan trọng, bao gồm các kỹ thuật đo mẫu và kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Để có được màu sắc chính xác, nếu bạn tiến hành đo màu ở nhiều địa điểm (các văn phòng khác nhau trong một thành phố, một quốc gia hoặc trên toàn cầu), bạn cần đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác cao nhất trong kết quả đo màu của mình. Thông thường, sai sót là điều không thể chấp nhận.
Khi một công ty không tin tưởng vào các công cụ đo màu của mình, điều đó thường dẫn đến:
Gửi các mẫu vật lý từ địa điểm này đến địa điểm khác để xác minh màu sắc, gây tiêu tốn nhiều tuần
Những sai lầm được phát hiện quá muộn trong quá trình sản xuất và không thể khắc phục dẫn đến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng
Nếu sai sót được phát hiện kịp thời buộc phải sản xuất lô hàng mới, thời gian và chi phí sẽ phát sinh.
Điều này sẽ trở thành vấn đề lớn đối với các công ty.
Vì sao dung sai hệ thống lại quan trọng?
Nếu bạn là một thương hiệu hoặc nhà sản xuất lớn, bạn phải sản xuất các sản phẩm có màu chuẩn để thúc đẩy doanh số. Có hai chìa khóa để đạt được điều này:
Tận dụng việc sử dụng máy đo màu quang phổ có độ chính xác cao để đo màu trong chuỗi cung ứng
Tuân thủ dung sai màu sắc có thể chấp nhận được. Chúng được gọi là dung sai Delta E.
Để giảm thiểu tình trạng không nhất quán về màu sắc trong quá trình phối màu, điều quan trọng là các công cụ đo màu được sử dụng trong công ty— cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu của bạn — phải tạo ra kết quả tương thích.
Dung sai hệ thống đồng bộ hóa quy trình màu sắc của chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?
Máy đo màu quang phổ với dung sai hệ thống nhỏ sẽ tạo ra dữ liệu màu sắc có thể chia sẻ trong suốt quá trình phối màu trên toàn cầu. Dưới đây là quy trình hoạt động của các công ty có nhiều văn phòng. Hãy lưu ý rằng, tùy vào quy trình phê duyệt màu sắc, chuỗi cung ứng ngành và số lượng công cụ liên quan, có nhiều trường hợp có thể xảy ra:
Các mẫu màu chuẩn được đo bằng một máy đo màu quang phổ trong phòng thí nghiệm ở Hoa Kỳ.
Dữ liệu sau đó được chia sẻ với các đối tác chuỗi cung ứng ở Trung Quốc và Thái Lan.
Thay vì đo lại mẫu vật lý, các đối tác trong chuỗi cung ứng sử dụng tiêu chuẩn “kỹ thuật số” này để tạo ra màu sắc được yêu cầu.
Màu sắc được nhà cung cấp đo lường và gửi theo dạng số hóa đến khách hàng để phê duyệt.
Khi phòng lab và các nhà sản xuất đều sử dụng cùng dòng máy đo màu quang phổ với dung sai hệ thống nhỏ, thời gian và chi phí liên quan đến việc sản xuất và vận chuyển các mẫu vật lý sẽ được giảm thiểu. Nhưng quan trọng hơn là, tất cả nhân viên trong quy trình sản xuất đều có thể tin tưởng vào dữ liệu kỹ thuật số đang được truyền đạt.
Các định nghĩa liên quan đến dung sai hệ thống:
Delta E là gì?
“Delta E” là mức độ chênh lệch dự kiến từ phép đo màu này sang phép đo màu khác. Dung sai Delta E mà bạn đặt ra cho các phép đo màu phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, trong số đó có màu sắc, chất liệu và ứng dụng. Bạn sẽ tìm thấy dung sai Delta E trong thông số kỹ thuật của máy đo màu quang phổ của mình. Dung sai Delta E càng nhỏ, dung sai hệ thống càng thấp.
Độ lặp lại trong phép đo màu là gì?
Độ lặp lại đề cập đến khả năng của một thiết bị duy nhất để cung cấp cùng một kết quả, bất kể số lần một mẫu được đo. Việc có được một công cụ đo lường có thể cung cấp các kết quả lặp lại là rất quan trọng đối với toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các kỹ thuật đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến độ lặp lại tại đây.
Máy quang phổ có “dung sai nhỏ” là gì?
Máy quang phổ có “dung sai nhỏ” là các dòng máy chính xác được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và có dung sai hệ thống tốt nhất. Nhãn “dung sai nhỏ” chỉ áp dụng cho những thiết bị có dung sai tối đa cho phép rất thấp so với thiết bị chính, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày nay, chỉ có một số mẫu trên thế giới tạo ra được những kết quả đặc biệt này mà không cần điều chỉnh dựa trên cấu hình thiết bị. Dòng máy quang phổ Datacolor đáp ứng các yêu cầu của một thiết bị có dung sai nhỏ thực sự với hiệu suất tuyệt và dung sai hệ thống tuyệt vời.
Khi các công cụ này được sử dụng toàn bộ chuỗi cung ứng, dữ liệu được chia sẻ giữa các máy sẽ trở nên đáng tin cậy. Điều này cũng đảm bảo rằng các máy đo màu có thể được hợp nhất hoặc thay thế mà phải không lo ngại về những thay đổi đáng kể trong kết quả hoặc các phép đo màu sắp tới. Để tránh sự thay đổi đáng kể trong kết quả đo, điều quan trọng là phải xem xét đến việc trang bị thêm máy đo màu quang phổ hoặc thay thế máy đo cũ.
Dung sai hệ thống có thay đổi theo thời gian không?
Không nếu bạn sử dụng máy đúng cách. Máy đo quang phổ cần hiệu chuẩn và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu suất và độ chính xác của chúng cũng như độ lặp trong dài hạn. Điều này đảm bảo dung sai hệ thống của một dòng máy giữ được sự nhất quán theo thời gian. Nhiều yếu tố, bao gồm cả việc tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang lại hiệu suất tối ưu của thiết bị. Cách tốt nhất để duy trì dung sai hệ thống sẽ gồm ba lưu ý sau:
Hiệu chuẩn: hiệu chỉnh máy trước ca làm việc hoặc trước khi đo màu. Điều quan trọng nữa là bạn phải tiến hành bảo quản, xử lý và làm sạch các tấm sứ hiệu chuẩn đúng cách
Điều kiện môi trường: xem xét nhiệt độ, bầu không khí, ánh nắng mặt trời, độ ẩm và các chất bụi bẩn xung quanh khu vực đặt máy đo màu quang phổ
Tính nhất quán: Việc bảo trì thường xuyên tất cả máy quang phổ cùng với việc tuân theo quy trình đo màu tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo máy quang phổ của bạn hoạt động bình thường trong nhiều năm tới.
Tiến bộ công nghệ và dung sai hệ thống
Nếu được vận hành và bảo trì đúng cách, máy đo màu quang phổ của bạn sẽ mang đến dung sai hệ thống tốt nhất trong nhiều năm. Tất nhiên, sẽ có lúc cần phải nâng cấp để máy tiếp tục mang đến các phép đo màu chính xác nhất có thể.
Dưới đây là một số lý do khác để bạn nâng cấp dòng máy cũ:
Đơn giản hóa quy trình sử dụng
Cải thiện tốc độ đo
Gia hạn hợp đồng dịch vụ hỗ trợ
Kết nối liên hệ thống
Để biết thêm chi tiết về các giải pháp mà Datacolor có thể mang đến, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây.
Máy so màu (Colorimeter) và máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer) là hai loại dụng cụ đo màu được sử dụng để đo, phân tích và giao tiếp màu sắc. Đối với các ngành công nghiệp phải làm việc với màu sắc, bạn sẽ thấy rằng đo màu là một phần thiết yếu của quy …
Dung sai hệ thống là gì và vì sao nó lại quan trọng?
Dung sai hệ thống (IIA) là gì?
Dung sai hệ thống (IIA) là từ dùng để chỉ khả năng trả kết quả đo màu gần giống nhau của hai hoặc nhiều thiết bị đo màu (máy quang phổ) có cùng model. IIA của một dòng máy càng nhỏ thì kết quả của các máy sẽ càng gần nhau. Mặc dù IIA không quá quan trọng nếu công ty bạn chỉ vận hành một máy đo màu quang phổ tại một địa điểm, thế nhưng, bạn vẫn cần lưu tâm đến dung sai hệ thống để giao tiếp màu sắc trong chuỗi cung ứng. IIA càng gần (hoặc nhỏ), thì khả năng đạt được sự nhất quán về màu sắc sản phẩm và chất liệu càng cao.
Dung sai hệ thống là yêu cầu đầu tiên trong việc tạo ra sự nhất quán trong màu sắc. Thế nhưng, đây không phải là bước duy nhất. Việc đảm bảo các điều kiện và quy trình phù hợp trong lúc đo màu cũng rất quan trọng, bao gồm các kỹ thuật đo mẫu và kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm.
Để có được màu sắc chính xác, nếu bạn tiến hành đo màu ở nhiều địa điểm (các văn phòng khác nhau trong một thành phố, một quốc gia hoặc trên toàn cầu), bạn cần đảm bảo tính nhất quán và độ chính xác cao nhất trong kết quả đo màu của mình. Thông thường, sai sót là điều không thể chấp nhận.
Khi một công ty không tin tưởng vào các công cụ đo màu của mình, điều đó thường dẫn đến:
Điều này sẽ trở thành vấn đề lớn đối với các công ty.
Vì sao dung sai hệ thống lại quan trọng?
Nếu bạn là một thương hiệu hoặc nhà sản xuất lớn, bạn phải sản xuất các sản phẩm có màu chuẩn để thúc đẩy doanh số. Có hai chìa khóa để đạt được điều này:
Để giảm thiểu tình trạng không nhất quán về màu sắc trong quá trình phối màu, điều quan trọng là các công cụ đo màu được sử dụng trong công ty— cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu của bạn — phải tạo ra kết quả tương thích.
Dung sai hệ thống đồng bộ hóa quy trình màu sắc của chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?
Máy đo màu quang phổ với dung sai hệ thống nhỏ sẽ tạo ra dữ liệu màu sắc có thể chia sẻ trong suốt quá trình phối màu trên toàn cầu. Dưới đây là quy trình hoạt động của các công ty có nhiều văn phòng. Hãy lưu ý rằng, tùy vào quy trình phê duyệt màu sắc, chuỗi cung ứng ngành và số lượng công cụ liên quan, có nhiều trường hợp có thể xảy ra:
Khi phòng lab và các nhà sản xuất đều sử dụng cùng dòng máy đo màu quang phổ với dung sai hệ thống nhỏ, thời gian và chi phí liên quan đến việc sản xuất và vận chuyển các mẫu vật lý sẽ được giảm thiểu. Nhưng quan trọng hơn là, tất cả nhân viên trong quy trình sản xuất đều có thể tin tưởng vào dữ liệu kỹ thuật số đang được truyền đạt.
Các định nghĩa liên quan đến dung sai hệ thống:
Delta E là gì?
“Delta E” là mức độ chênh lệch dự kiến từ phép đo màu này sang phép đo màu khác. Dung sai Delta E mà bạn đặt ra cho các phép đo màu phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, trong số đó có màu sắc, chất liệu và ứng dụng. Bạn sẽ tìm thấy dung sai Delta E trong thông số kỹ thuật của máy đo màu quang phổ của mình. Dung sai Delta E càng nhỏ, dung sai hệ thống càng thấp.
Độ lặp lại trong phép đo màu là gì?
Độ lặp lại đề cập đến khả năng của một thiết bị duy nhất để cung cấp cùng một kết quả, bất kể số lần một mẫu được đo. Việc có được một công cụ đo lường có thể cung cấp các kết quả lặp lại là rất quan trọng đối với toàn bộ chuỗi cung ứng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các kỹ thuật đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến độ lặp lại tại đây.
Máy quang phổ có “dung sai nhỏ” là gì?
Máy quang phổ có “dung sai nhỏ” là các dòng máy chính xác được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và có dung sai hệ thống tốt nhất. Nhãn “dung sai nhỏ” chỉ áp dụng cho những thiết bị có dung sai tối đa cho phép rất thấp so với thiết bị chính, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày nay, chỉ có một số mẫu trên thế giới tạo ra được những kết quả đặc biệt này mà không cần điều chỉnh dựa trên cấu hình thiết bị. Dòng máy quang phổ Datacolor đáp ứng các yêu cầu của một thiết bị có dung sai nhỏ thực sự với hiệu suất tuyệt và dung sai hệ thống tuyệt vời.
Khi các công cụ này được sử dụng toàn bộ chuỗi cung ứng, dữ liệu được chia sẻ giữa các máy sẽ trở nên đáng tin cậy. Điều này cũng đảm bảo rằng các máy đo màu có thể được hợp nhất hoặc thay thế mà phải không lo ngại về những thay đổi đáng kể trong kết quả hoặc các phép đo màu sắp tới. Để tránh sự thay đổi đáng kể trong kết quả đo, điều quan trọng là phải xem xét đến việc trang bị thêm máy đo màu quang phổ hoặc thay thế máy đo cũ.
Dung sai hệ thống có thay đổi theo thời gian không?
Không nếu bạn sử dụng máy đúng cách. Máy đo quang phổ cần hiệu chuẩn và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu suất và độ chính xác của chúng cũng như độ lặp trong dài hạn. Điều này đảm bảo dung sai hệ thống của một dòng máy giữ được sự nhất quán theo thời gian. Nhiều yếu tố, bao gồm cả việc tiếp xúc với bụi bẩn từ môi trường, có thể ảnh hưởng đến khả năng mang lại hiệu suất tối ưu của thiết bị. Cách tốt nhất để duy trì dung sai hệ thống sẽ gồm ba lưu ý sau:
Hiệu chuẩn: hiệu chỉnh máy trước ca làm việc hoặc trước khi đo màu. Điều quan trọng nữa là bạn phải tiến hành bảo quản, xử lý và làm sạch các tấm sứ hiệu chuẩn đúng cách
Điều kiện môi trường: xem xét nhiệt độ, bầu không khí, ánh nắng mặt trời, độ ẩm và các chất bụi bẩn xung quanh khu vực đặt máy đo màu quang phổ
Tính nhất quán: Việc bảo trì thường xuyên tất cả máy quang phổ cùng với việc tuân theo quy trình đo màu tiêu chuẩn sẽ giúp đảm bảo máy quang phổ của bạn hoạt động bình thường trong nhiều năm tới.
Tiến bộ công nghệ và dung sai hệ thống
Nếu được vận hành và bảo trì đúng cách, máy đo màu quang phổ của bạn sẽ mang đến dung sai hệ thống tốt nhất trong nhiều năm. Tất nhiên, sẽ có lúc cần phải nâng cấp để máy tiếp tục mang đến các phép đo màu chính xác nhất có thể.
Dưới đây là một số lý do khác để bạn nâng cấp dòng máy cũ:
Để biết thêm chi tiết về các giải pháp mà Datacolor có thể mang đến, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại đây.
Related Posts
12 câu hỏi thường gặp về Quản lý màu sắc
Bạn hỏi, chúng tôi đã trả lời. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được về quy trình Quản lý màu sắc. Các kết quả trên công cụ…
Sự khác biệt giữa Máy so màu (Colorimeter) và Máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer)
Máy so màu (Colorimeter) và máy đo màu quang phổ (Spectrophotometer) là hai loại dụng cụ đo màu được sử dụng để đo, phân tích và giao tiếp màu sắc. Đối với các ngành công nghiệp phải làm việc với màu sắc, bạn sẽ thấy rằng đo màu là một phần thiết yếu của quy …