Đối với nhiều ngành công nghiệp , việc áp dụng phép đo màu và giao tiếp kỹ thuật số có thể tạo nên tác động tích cực lên toàn bộ chuỗi cung ứng, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm. Ngành công nghiệp sơn và sơn phủ, từ sơn phủ có hàm lượng rắn cao và sơn hai thành phần, sơn tĩnh điện đến sơn kháng tia bức xạ đều không nằm ngoài quy trình này.
Các quy trình quản lý màu sắc đã được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành.
Quản lý màu sắc là gì?
Phối được màu chuẩn có thể là việc rất khó. Đối với mọi khâu trong ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, các công ty có thể dành một lượng lớn thời gian và nguồn lực cho việc đo lường và giao tiếp màu sắc.
Phối được màu chuẩn là yêu cầu cơ bản đối với doanh nghiệp. Đó là lúc mà quy trình Quản lý màu sắc phát huy tác dụng. Quản lý màu sắc bao gồm các giải pháp đo lường, phân tích, giao tiếp và đánh giá thông tin về màu sắc. Để tiến hành quy trình này một cách hiệu quả, nhà sản xuất cần phải có các công cụ phù hợp là các máy quang phổ hiệu suất cao cùng các phần mềm phối màu nhanh và chính xác.
Khi được trang bị đầy đủ các công cụ này, các nhà sản xuất sơn có thể đạt được tiêu chuẩn công nghiệp cao nhất, giảm thiểu việc phối lại màu và chi phí tổng thể. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sau khi đã đo lường và lập được công thức phối màu, làm thế nào để trao đổi và truyền tải thông tin đến các văn phòng ở những địa điểm khác. Lúc này, Quy trình quản lý màu kỹ thuật số sẽ phát phát huy sức mạnh của mình.
Vì sao lại phải số hóa?
Quản lý màu sắc bắt đầu với phép đo màu – bạn không thể quản lý những thứ mà bạn không thể đo lường. Đo màu kỹ thuật số bao gồm đo lường các mẫu sơn hoặc sơn phủ bằng máy đo màu quang phổ để kiểm soát chất lượng nhất quán và đánh giá cũng như chia sẻ thông tin màu sắc theo hướng số hóa một cách khách quan.
Các thông tin này sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu về màu sắc của công ty sơn. Tiếp đó, dữ liệu này có thể được truy cập từ các văn phòng khác, nơi được trang bị các công cụ và phần mềm của Datacolor.
Nếu bạn không sử dụng cơ sở dữ liệu cung cấp các công thức được lưu trên máy tính, thì bạn sẽ làm mọi thứ theo hướng thủ công. Và khi cố gắng đo màu thủ công, bạn có thể phải phối màu trong nhiều ngày trước khi nhận ra rằng màu đó không thể phối được. Chúng tôi nhận thấy điều này xảy ra khá thường xuyên trong ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, khiến quá trình phối màu trở nên lãng phí thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Và màu sắc không chính xác có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn hàng trăm triệu, chưa kể đến việc sản phẩm bị chậm tiến độ ra thị trường. Đo màu kỹ thuật số đảm bảo độ chính xác và mang lại vô số lợi ích cho ngành Sơn và sơn phủ. Với phép đo màu kỹ thuật số, bạn sẽ biết ngay việc bạn không có sẵn chất liệu để tạo ra một màu nhất định.
Quá trình phát triển công thức màu tốn nhiều thời gian. Ở quy mô phòng thí nghiệm, một công thức có thể cần khoảng một giờ để tạo ra một mẫu, dẫn đến quá trình phát triển màu lâu hơn so với các công nghệ sơn phủ khác. Nếu có trục trặc trong công thức màu, các cơ sở phải bắt đầu lại quy trình. Bạn càng tiết kiệm được nhiều thời gian để phát triển màu thì năng suất của bạn càng cao. Nếu không có thiết bị đo màu số hóa, bạn chỉ đơn giản là không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sơn phủ hoặc cung cấp màu sơn chất lượng.
Bạn có biết rằng có nhiều sản phẩm cần phải được đo màu trong quá trình sản xuất? Ví dụ như khi bạn muốn màu xanh lam trên món đồ gốm Trung Hoa mà mình đang sản xuất phải giống hệt màu mà nhà thiết kế đã thấy trên đường phố Hồng Kông. Tuy nhiên, …
Ngày nay, người tiêu dùng rất chú trọng vào sự nhất quán và chất lượng của các sản phẩm.Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Dù là xu hướng thời trang, lớp sơn trên tường phòng khách hay nội thất của một chiếc xe hơi sang trọng, màu sắc đều đóng …
Quản lý màu sắc kỹ thuật số trong ngành Sơn và sơn phủ
Đối với nhiều ngành công nghiệp , việc áp dụng phép đo màu và giao tiếp kỹ thuật số có thể tạo nên tác động tích cực lên toàn bộ chuỗi cung ứng, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm. Ngành công nghiệp sơn và sơn phủ, từ sơn phủ có hàm lượng rắn cao và sơn hai thành phần, sơn tĩnh điện đến sơn kháng tia bức xạ đều không nằm ngoài quy trình này.
Các quy trình quản lý màu sắc đã được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi chúng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành.
Quản lý màu sắc là gì?
Phối được màu chuẩn có thể là việc rất khó. Đối với mọi khâu trong ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, các công ty có thể dành một lượng lớn thời gian và nguồn lực cho việc đo lường và giao tiếp màu sắc.
Phối được màu chuẩn là yêu cầu cơ bản đối với doanh nghiệp. Đó là lúc mà quy trình Quản lý màu sắc phát huy tác dụng. Quản lý màu sắc bao gồm các giải pháp đo lường, phân tích, giao tiếp và đánh giá thông tin về màu sắc. Để tiến hành quy trình này một cách hiệu quả, nhà sản xuất cần phải có các công cụ phù hợp là các máy quang phổ hiệu suất cao cùng các phần mềm phối màu nhanh và chính xác.
Khi được trang bị đầy đủ các công cụ này, các nhà sản xuất sơn có thể đạt được tiêu chuẩn công nghiệp cao nhất, giảm thiểu việc phối lại màu và chi phí tổng thể. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là sau khi đã đo lường và lập được công thức phối màu, làm thế nào để trao đổi và truyền tải thông tin đến các văn phòng ở những địa điểm khác. Lúc này, Quy trình quản lý màu kỹ thuật số sẽ phát phát huy sức mạnh của mình.
Vì sao lại phải số hóa?
Quản lý màu sắc bắt đầu với phép đo màu – bạn không thể quản lý những thứ mà bạn không thể đo lường. Đo màu kỹ thuật số bao gồm đo lường các mẫu sơn hoặc sơn phủ bằng máy đo màu quang phổ để kiểm soát chất lượng nhất quán và đánh giá cũng như chia sẻ thông tin màu sắc theo hướng số hóa một cách khách quan.
Các thông tin này sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu về màu sắc của công ty sơn. Tiếp đó, dữ liệu này có thể được truy cập từ các văn phòng khác, nơi được trang bị các công cụ và phần mềm của Datacolor.
Nếu bạn không sử dụng cơ sở dữ liệu cung cấp các công thức được lưu trên máy tính, thì bạn sẽ làm mọi thứ theo hướng thủ công. Và khi cố gắng đo màu thủ công, bạn có thể phải phối màu trong nhiều ngày trước khi nhận ra rằng màu đó không thể phối được. Chúng tôi nhận thấy điều này xảy ra khá thường xuyên trong ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, khiến quá trình phối màu trở nên lãng phí thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Và màu sắc không chính xác có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn hàng trăm triệu, chưa kể đến việc sản phẩm bị chậm tiến độ ra thị trường. Đo màu kỹ thuật số đảm bảo độ chính xác và mang lại vô số lợi ích cho ngành Sơn và sơn phủ. Với phép đo màu kỹ thuật số, bạn sẽ biết ngay việc bạn không có sẵn chất liệu để tạo ra một màu nhất định.
Quá trình phát triển công thức màu tốn nhiều thời gian. Ở quy mô phòng thí nghiệm, một công thức có thể cần khoảng một giờ để tạo ra một mẫu, dẫn đến quá trình phát triển màu lâu hơn so với các công nghệ sơn phủ khác. Nếu có trục trặc trong công thức màu, các cơ sở phải bắt đầu lại quy trình. Bạn càng tiết kiệm được nhiều thời gian để phát triển màu thì năng suất của bạn càng cao. Nếu không có thiết bị đo màu số hóa, bạn chỉ đơn giản là không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sơn phủ hoặc cung cấp màu sơn chất lượng.
Related Posts
Dòng máy SpectraVision có thể mang đến những giải pháp nào?
Bạn có biết rằng có nhiều sản phẩm cần phải được đo màu trong quá trình sản xuất? Ví dụ như khi bạn muốn màu xanh lam trên món đồ gốm Trung Hoa mà mình đang sản xuất phải giống hệt màu mà nhà thiết kế đã thấy trên đường phố Hồng Kông. Tuy nhiên, …
Làm thế nào để cắt giảm việc hiệu chỉnh màu sắc?
Ngày nay, người tiêu dùng rất chú trọng vào sự nhất quán và chất lượng của các sản phẩm.Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Dù là xu hướng thời trang, lớp sơn trên tường phòng khách hay nội thất của một chiếc xe hơi sang trọng, màu sắc đều đóng …