Trong những năm gần đây, nhiều ngành công nghiệp đã trải qua những thay đổi đáng kể. Một bài học đắt giá mà nhiều thương hiệu và nhà sản xuất đã học được sau đại dịch Covid-19 là: các chuỗi cung ứng giá rẻ nhưng ở xa và quy trình xuất nhập cảnh tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, lượng hàng tồn kho và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Một trong những ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là Dệt may.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với những nhà sản xuất khi quy trình làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động và sự chậm trễ trong vận chuyển đã khiến các công ty phải xem xét lại hiệu quả của việc phê duyệt mẫu vật lý. Kết hợp tất cả những yếu tố đó cộng với sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng và xu hướng thiết kế, một bài toán vô cùng hóc búa xuất hiện.
Làm thế nào để các công ty dệt may có thể tìm ra lời giải cho bài toán này?
Ông Mike Todaro, Giám đốc điều hành của Americas Apparel Producers’ Network (AAPN) đưa ra ý kiến:
“Chúng ta không thể tiếp tục làm việc theo cách làm trước đại dịch và mong đợi những kết quả khả quan hơn. Thật ngạc nhiên khi nhìn thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi như thế nào. Các nhà bán lẻ đang chất đầy hàng tồn kho. Các thương hiệu đang cố gắng tìm ra cách giải phóng hàng tồn, chuyển hàng tồn ra khỏi nơi sản xuất nhanh hơn nhưng không để đứt hàng và mất doanh thu. Họ cũng không muốn phải tiến hành giảm giá và đang kỳ vọng tạo ra được doanh thu.”
Tìm kiếm một giải pháp tốt hơn
Chuỗi cung ứng ở quá xa, phân tán rộng, quy trình phê duyệt màu sắc vật lý tốn nhiều thời gian, dễ xảy ra lỗi (vốn hoạt động “đủ tốt” trước đại dịch) đã không còn đáp ứng được nhu cầu của các thương hiệu và người tiêu dùng. Sau đại dịch, ngày càng có nhiều thương hiệu tìm cách ngăn chặn những vấn đề đã xảy ra trong ba năm qua, đồng thời nâng cấp các quy trình để cho phép họ làm việc từ xa, giao tiếp tốt hơn và sản xuất nhanh hơn với ít sự cố gián đoạn hơn.
Vấn đề nghe có vẻ phức tạp nhưng giải pháp lại chỉ nằm ở hai chiến lược chính:
Số hóa quy trình màu sắc
Chuyển đổi chuỗi cung ứng đến vị trí gần hơn
Số hóa màu sắc sắc giúp quy trình sản xuất diễn ra liên tục
Số hoá quy trình màu sắc trong ngành Dệt may đã cách mạng hóa cách mà các thương hiệu thời trang đáp ứng xu hướng và đưa sản phẩm ra thị trường. Bằng cách sử dụng máy đo màu quang phổ để đo màu và các phần mềm như Datacolor TOOLS để trực quan hóa, phân tích, giao tiếp và kiểm soát chất lượng màu sắc, các thương hiệu hiện có thể đón đầu xu hướng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Khi quy trình màu sắc được số hóa, các mẫu màu vật lý được loại bỏ, lỗi do quy trình đánh giá màu sắc một cách chủ quan và quy trình phối màu thủ công cũng được giảm thiểu. Đồng thời, quy trình này còn giúp giảm số lượng mẫu vật lý được vận chuyển trên toàn thế giới – tiết kiệm thời gian, tài nguyên và tiền bạc trong khi góp phần giảm lượng khí thải carbon.
Ví dụ, phần mềm quản lý màu kỹ thuật số như CloudQC của Datacolor cho phép tiến hành quy trình làm việc tại nhà mà không làm gián đoạn quy trình phê duyệt màu sắc. Các nhà thiết kế có thể cộng tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong thời gian thực để gửi và phê duyệt màu từ khắp nơi, giúp giảm đáng kể thời gian sản xuất.
“Tình trạng mò kim đáy bể cuối cùng đã kết thúc. ColorReaderPRO mang đến sự hỗ trợ hoàn hảo cho chúng tôi trong việc lựa chọn và gán mã màu, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Chúng tôi đã có thể giảm 80% lượng thời gian cần thiết và hiện có …
Đối với nhiều công ty may mặc, việc phối màu huỳnh quang có thể là một thách thức. Tuy nhiên, điều này có thể được thay đổi với các chiến lược quản lý theo hướng kỹ thuật số. Các nhà thiết kế và chuyên gia màu sắc đều biết việc phối màu huỳnh quang khó …
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và tương lai của ngành dệt may (Phần 1)
Trong những năm gần đây, nhiều ngành công nghiệp đã trải qua những thay đổi đáng kể. Một bài học đắt giá mà nhiều thương hiệu và nhà sản xuất đã học được sau đại dịch Covid-19 là: các chuỗi cung ứng giá rẻ nhưng ở xa và quy trình xuất nhập cảnh tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, lượng hàng tồn kho và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Một trong những ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất là Dệt may.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với những nhà sản xuất khi quy trình làm việc từ xa ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động và sự chậm trễ trong vận chuyển đã khiến các công ty phải xem xét lại hiệu quả của việc phê duyệt mẫu vật lý. Kết hợp tất cả những yếu tố đó cộng với sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng và xu hướng thiết kế, một bài toán vô cùng hóc búa xuất hiện.
Làm thế nào để các công ty dệt may có thể tìm ra lời giải cho bài toán này?
Ông Mike Todaro, Giám đốc điều hành của Americas Apparel Producers’ Network (AAPN) đưa ra ý kiến:
“Chúng ta không thể tiếp tục làm việc theo cách làm trước đại dịch và mong đợi những kết quả khả quan hơn. Thật ngạc nhiên khi nhìn thấy thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi như thế nào. Các nhà bán lẻ đang chất đầy hàng tồn kho. Các thương hiệu đang cố gắng tìm ra cách giải phóng hàng tồn, chuyển hàng tồn ra khỏi nơi sản xuất nhanh hơn nhưng không để đứt hàng và mất doanh thu. Họ cũng không muốn phải tiến hành giảm giá và đang kỳ vọng tạo ra được doanh thu.”
Tìm kiếm một giải pháp tốt hơn
Chuỗi cung ứng ở quá xa, phân tán rộng, quy trình phê duyệt màu sắc vật lý tốn nhiều thời gian, dễ xảy ra lỗi (vốn hoạt động “đủ tốt” trước đại dịch) đã không còn đáp ứng được nhu cầu của các thương hiệu và người tiêu dùng. Sau đại dịch, ngày càng có nhiều thương hiệu tìm cách ngăn chặn những vấn đề đã xảy ra trong ba năm qua, đồng thời nâng cấp các quy trình để cho phép họ làm việc từ xa, giao tiếp tốt hơn và sản xuất nhanh hơn với ít sự cố gián đoạn hơn.
Vấn đề nghe có vẻ phức tạp nhưng giải pháp lại chỉ nằm ở hai chiến lược chính:
Số hoá quy trình màu sắc trong ngành Dệt may đã cách mạng hóa cách mà các thương hiệu thời trang đáp ứng xu hướng và đưa sản phẩm ra thị trường. Bằng cách sử dụng máy đo màu quang phổ để đo màu và các phần mềm như Datacolor TOOLS để trực quan hóa, phân tích, giao tiếp và kiểm soát chất lượng màu sắc, các thương hiệu hiện có thể đón đầu xu hướng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dễ dàng hơn.
Khi quy trình màu sắc được số hóa, các mẫu màu vật lý được loại bỏ, lỗi do quy trình đánh giá màu sắc một cách chủ quan và quy trình phối màu thủ công cũng được giảm thiểu. Đồng thời, quy trình này còn giúp giảm số lượng mẫu vật lý được vận chuyển trên toàn thế giới – tiết kiệm thời gian, tài nguyên và tiền bạc trong khi góp phần giảm lượng khí thải carbon.
Ví dụ, phần mềm quản lý màu kỹ thuật số như CloudQC của Datacolor cho phép tiến hành quy trình làm việc tại nhà mà không làm gián đoạn quy trình phê duyệt màu sắc. Các nhà thiết kế có thể cộng tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong thời gian thực để gửi và phê duyệt màu từ khắp nơi, giúp giảm đáng kể thời gian sản xuất.
Related Posts
Câu chuyện khách hàng: Vì sao s.Oliver chuyển sang sử dụng Datacolor?
“Tình trạng mò kim đáy bể cuối cùng đã kết thúc. ColorReaderPRO mang đến sự hỗ trợ hoàn hảo cho chúng tôi trong việc lựa chọn và gán mã màu, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Chúng tôi đã có thể giảm 80% lượng thời gian cần thiết và hiện có …
Những Ý Tưởng Sáng Tạo Để Phối Màu Huỳnh Quang
Đối với nhiều công ty may mặc, việc phối màu huỳnh quang có thể là một thách thức. Tuy nhiên, điều này có thể được thay đổi với các chiến lược quản lý theo hướng kỹ thuật số. Các nhà thiết kế và chuyên gia màu sắc đều biết việc phối màu huỳnh quang khó …